Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Vì sao con người dưới chế độ cs trở nên giả dối? Vì họ sống hèn!

Tư Thẳng 

               

Sống lâu năm trong trạng thái lo lắng, nhịn nhục vì sợ hãi thì con người ta trở thành thằng hèn. Hèn là thái độ sống buông xuôi trước bất công. Từ 1945 đến khi đảng cs cho phép đảng viên kinh doanh gần đây 1990 (?), dân miền Bắc dù già hay trẻ chưa bao giờ được sống đúng nghĩa như một con người tự do : đầu đội trời, chân đạp đất và sống không nương tựa ai khác ngoài chính lương tâm mình. Phần lớn bọn họ [xin lỗi] bị bịnh hèn kinh niên. Óc tuân phục bọn cầm quyền cs tàn ác luôn chế ngự tâm trí họ. Kiến nghị, xin cho, thư ngỏ, góp ý, tìm cách thỏa hiệp với cái ác là sản phẩm của loại tư duy này.


Sâu thẳm trong tâm hồn con người ta có một tiếng nói phân định rõ ràng việc đúng sai, thiện ác. Tiếng nói này tuy bé nhỏ nhưng chưa bao giờ mất. Thông thường nó hay cất lên tiếng nói vào lúc đêm khuya thanh vắng, và nhắc nhở bạn rằng có một việc gì đó mà bạn đã làm sai, làm không đúng với cái tính người mà tạo hoá đã ban tặng cho bạn. Nó gây cho bạn một sự bất an nội tâm. Nó trách móc bạn, nó buộc bạn phải đối mặt với sai lầm –tính hèn- của mình. Bạn có thể vờ quên nó đi nhưng sự trách móc trong tâm luôn hiện diện ngày này qua ngày khác. Và do đó bạn sống không hạnh phúc.

Người sống hèn có nhiều cách để vờ quên đi sự bất ổn nội tâm mình. Người bình thường thì uống rượu, hoặc tìm quên trong các thú vui vô bổ. Kẻ có học vấn thì khác: họ tìm cách chống chế cho tính hèn của mình bằng sơn phết giả tạo vẻ bên ngoài để che giấu sự bất ổn bên trong. Như một luật bù trừ tâm lý, sự thiếu bên trong của cái thực sẽ được che giấu bằng lớp trang sức bên ngoài. Nói cách khác họ trau tria hình thức bên ngoài vượt mức thường để lấp liếm sự khiếm khuyết bên trong của tâm hồn –tính hèn.

Các dấu hiệu thường gặp ở một xã hội hèn : thích dùng từ ngữ rỗng tuếch, lạm dụng danh từ đao to búa lớn, hay nhấn mạnh đến các từ “văn hoá”, chú trọng các bằng cấp, danh hiệu, thích tạo các thành tích vô bổ, theo đuổi các kỷ lục này nọ. Tắt một câu : xã hội quá chú trọng đến vẻ trang sức bên ngoài cộng đồng trong khi cái thực bên trong – phẩm cách của công dân trong cộng đồng - không tương xứng. Xã hội trở thành giả dối. Và sâu thẳm trong lòng mỗi người sự bất ổn nội tâm vẫn còn đó vì anh hèn. Lương tâm con người không thể sống bởi những trò giả dối tự lừa mình dối người mãi được. Một khi thiếu vắng lâu dài những thức ăn chân thật cần thiết cho tâm hồn, thì nó - lương tâm- quay lại ngấu nghiến và trừng phạt chính nó. Khi ấy các chứng khùng, điên, tâm thần và tội ác sẽ là kẻ đồng hành vậy. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét